Khi mới bước chân vào làm nghề nhân sự, chắc bạn nào cũng phải biết đến 2 cái văn bản được coi là bản lề của quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Đó là, Nội quy lao động & Thỏa ước lao động tập thể. Mình cũng đang tìm hiểu, nghiên cứu nên share với mọi người nhé!
Xây dựng và đăng ký nội quy lao động (NQLD)
(đi theo từng phần và hướng dẫn cách luôn nhé!)
- Chú ý:
+ Lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải đăng ký nội quy lao động (bao gồm cả lao động ký hợp đồng chính thức và thử việc)
+ Các doanh nghiệp mới thành lập, chậm nhất sau 06 tháng, kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng nội quy lao động. Cái này ko có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động phải xây dựng nội quy lao động để phổ biến với người lao động để tuân thủ lúc làm việc, để có căn cứ lúc xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và để tránh bị phạt khi có thanh tra theo Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
1. Trình tự thực hiện: về cơ bản có 3 bước sau
Bước 1: Xây dựng và căn cứ xây dựng NQLD.
- Tham khảo, học hỏi:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên, chủ quản (nếu có)
+ Xin hướng dẫn của Sở LDTB & XH (công văn or quan hệ)
+ Tham khảo các đơn vị trong ngành nghề (tầm sư học đạo)
Note: căn cứ này là đặc thù, mục đích để sát với ngành nghề đơn vị kinh doanh
- Căn cứ pháp lý:
+ Bộ Luật lao động 2012
+ Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động 2012
+ Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 41/CP thi hành Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2003/NĐ-CP do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành. (TT này dùng để lấy các mẫu liên quan, thông tư này vẫn còn hiệu lực).
+ Công văn 340/LĐ-TBXH v/v xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể (căn cứ để lấy biểu mẫu, cv này hiệu lực ko xác định nên sẽ hết hiệu lực khi có văn bản có nội dung thay thế).
Note: căn cứ này là cơ sở, là bộ sườn của NQLD
- Căn cứ văn bản nội bộ:
+ Quy định về đào tạo nội bộ (nên có quy định này, càng chi tiết càng tốt. Quy định cụ thể việc bồi thường chi phí đào tạo để xử lý sau này khi có tranh chấp)
+ Quy định về kỷ luật, trách nhiệm vật chất (Trong nội quy lao động bắt buộc phải có phần này nên quy định này có thể ban hành hoặc ko cũng được, tùy doanh nghiệp)
+ Quy định khác liên quan (Vd như bảo mật thông tin...) (tương tự trên)
Note: căn cứ này là riêng đối với mỗi đơn vị. Mục đích, đem các nội dung này vào NQLD, chỉ những điều quy định trong NQLD mới có thể làm căn cứ khi xử lý kỷ luật lao động.
- Nội dung của nội quy lao động: Các nội dung chính căn cứ theo Điều 27 Bộ luật lao động 2012. Ngoài ra thêm các phần nội dung theo các căn cứ ở trên (nên thêm các quy định riêng của doanh nghiệp nhưng đảm bảo ko trái luật).
Mình thấy mẫu này khá hay và khách quan, mọi người tham khảo
Khi xây dựng xong nội quy lao động thì chuyển sang bước tiếp theo, đó là lấy ý kiến của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời nếu chưa thành lập BCH công đoàn cơ sở.
Bước 2: Đơn vị lấy ý kiến tham khảo của Ban chấp hành công đoàn cơ sở/ lâm thời trong đơn vị trước khi ký quyết định ban hành.
Tổ chức họp công đoàn và làm thành biên bản theo mẫu đính kèm theo công văn số 340/LĐ-TBXH. Modify lại mẫu này vì nó đang dùng cho đăng ký Thảo ước lao động tập thể, về nội dung thì same same.
Sau khi được sự tán thành của BCH công đoàn về nội quy lao động thì sẽ chuyển sang bước 3 đó là bước Ban hành nội quy lao động trong doanh nghiệp.
Bước 3: Thủ trưởng đơn vị ký Quyết định ban hành nội quy lao động và thông báo công khai trong đơn vị (giao ban, mail, dán thông báo...).
Mẫu quyết định ban hành làm theo mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thủ tục đăng ký và thành phần, số lượng hồ sơ: 2 bộ, gồm các loại sau: (dùng cho cả t/h đăng ký lần đầu và đăng ký lại).
+ Công văn đề nghị đăng ký - Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Quyết định ban hành nội quy lao động (mẫu ở trên)
+ Bản nội quy lao động;
+ Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
+ Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động (mẫu ở trên)
3. Cách thức thực hiện: Căn cứ điều 128 Bộ luật lao động 2012
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban
hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy
lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh
doanh.
2. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội
quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận
đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định
trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản
thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại
nội quy lao động.
4. Khi nhận được văn bản thông báo nội quy
lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ
sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động
tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.
5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao
động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức
đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.
6. Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động quy
định tại Khoản 4 và 5 Điều này được thực hiện như đăng ký nội quy lao động.
7. Nội quy lao động có hiệu lực sau thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được
hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.
8. Người sử dụng lao động có chi nhánh,
đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
9. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét