Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Hướng dẫn xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể (Update theo luật mới)

Hiểu đơn giản thỏa ước lao động tập thể (TULDTT) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động (NLD) và người sử dụng lao động (NSDLD) về các điều kiện lao động mà 2 bên đã thống nhất qua việc thương lượng tập thể như:
- Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng bậc
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca
- Bảo đảm việc làm đối với NLD
- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện nội quy lao động
- Nội dung khác mà 2 bên quan tâm.


Các việc chính cần làm:
- Thương lượng tập thể
- Xây dựng TULDTT
- Đăng ký TULDTT

1. Thương lượng tập thể

Để tiến hành thương lượng tập thể thì trước hết phải thực hiện việc đối thoại tại nơi làm việc trước (bước này thường ít các doanh nghiệp làm, chủ yếu là hợp thức hóa văn bản).
Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa NLD/người đại diện tập thể NLD với NSDLD/người đại diện NSDLD.

a) Các nội dung thương lượng:

- Tình hình SXKD của NSDLD
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, TULDTT (nếu đã có, giờ bổ sung, sửa đổi hoặc đăng ký lại); nội quy, quy chế và các cam kết khác tại nơi làm việc
- Điều kiện làm việc
- Các yêu cầu của NLD đối với NSDLD và ngược lại
- Các vấn đề khác mà 2 bên quan tâm

b) Quy trình thương lượng

Các bạn cần chú ý các vấn đề sau:
NSDLD có nghĩa vụ bố trí địa điểm và chịu trách nhiệm tổ chức
Việc tiến hành thương lượng tập thể được tiến hành định kỳ ít nhất một năm một lần, khoảng cách giữa 2 lần thương lượng định kỳ không được quá 12 tháng. Và việc thương lượng bao nhiều lần trong năm, ấn định thời gian tiến hành thương lượng cần phải được thống nhất bằng văn bản để làm căn cứ tiến hành thương lượng giữa 2 bên.
- Việc thương lượng phải được lập thành biên bản, trong đó phải có các nội dung 2 bên đã thống nhất, thời gian ký kết về các nội dung đã được thỏa thuận; những nội dung còn có các ý kiến khác nhau
- Cuộc đối thoại cần phải có đủ các thành phần tham gia như: đại diện NSDLD, tập thể NLD, BCH công đoàn và thông tin người lập biên bản và cho các thành phần này ký nhận vào biên bản sau khi cuộc đối thoại kết thúc. Các bạn có thể xem mẫu biên bản thương lượng tập thể ở CV 340/LD-TBXH
Sau khi đã có kết quả thương lượng tập thể thì chúng ta sẽ tiến hành xây dựng TULDTT


2. Xây dựng TULDTT

- Điều kiện xây dựng: có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành về các nội dung đã đạt được của thương lượng tập thể
- Căn cứ xây dựng: Các nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp thương lượng tập thể.
- Mẫu TULDTT:
https://luatminhgia.com.vn/kien-thuc-lao-dong/mau-thoa-uoc-lao-dong-tap-the.aspx
- Người ký kết: Đại diện tập thể người lao động là chủ tịch công đoàn; Đại diện NSDLD là người đại diện theo pháp luật (tổng giám đốc)


3. Đăng ký TULDTT

- Thời hạn: Sau 10 ngày kể từ ngày TULDTT được ký kết, NSDLD phải gửi 01 bộ đăng ký TULDTT cho cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh; nếu là DN thuộc Khu chế xuất, Khu công nghiệp thì gửi đến Ban quản lý KCX, KCN

- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đăng ký TULDTT (mẫu theo CV 340/LD-TBXH)
+ Biên bản lấy ý kiến tập thể NLD (Mẫu theo cv 340/LD-TBXH)
+ Bản TULDTT đã ký kết
Nếu t/h sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ bao gồm: cv đăng ký; biên bản họp về việc lấy ý kiến về các nội dung sửa đổi, bổ sung; bản TULDTT đã sửa đổi, bổ sung và bản TULDTT đang có hiệu lực.

4. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 05/2015/ND-CP
- Thông tư 29/2015/TT-BLDTB&XH
- CV 340/LD-TBXH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét